Cuộc đời Lâm Đại Ngọc

Vai trò trong tiểu thuyết

Lâm Đại Ngọc là một trong ba nhân vật chính của tiểu thuyết. Đại Ngọc từ bé lớn lên ở thành Dương Châu, là con gái một nên được bố mẹ yêu quý như ngọc, lại được mời thầy là Giả Vũ Thôn về dạy học. Đến năm Đại Ngọc lên năm thì mẹ mất. Tang ma xong, Giả mẫu đón cháu gái về Kinh để tiện chăm sóc. Vừa gặp Đại Ngọc, Bảo Ngọc đã cảm thấy quyến luyến sâu sắc. Cuộc sống trong Giả phủ xa hoa lộng lẫy nhưng vô cùng phức tạp, đầy rẫy những chuyện dâm ô lường gạt. Tuy được Giả mẫu yêu chiều, đồ ăn thức mặc đều nhất nhất như Bảo Ngọc nhưng vẫn không khỏi bị cảm giác là "nữ nhân ngoại tộc". Đến năm 14 tuổi thì Lâm Như Hải cũng qua đời. Đại Ngọc từ đó mồ côi cả cha lẫn mẹ, không người thân thích, phải ăn nhờ ở đậu hoàn toàn. Nàng đã ốm yếu từ khi sinh ra, thân thể mỏng manh như cánh hoa trôi bèo dạt, lại thêm tủi phận, chẳng biết chia sẻ cùng ai khiến tâm hồn vốn đã đa cảm lại ngày một nhiều sầu nhiều bệnh, tự ti, hay nghĩ ngợi, u sầu, để ý, lại hay tự ái. Nàng và Bảo Ngọc lớn lên bên nhau, cùng nhau trải qua những thời khắc đẹp nhất của tuổi hoa niên, tình cảm ngày một khắng khít sáng trong như một đôi ngọc quý, tuy cả hai thường cãi vã hờn giận nhưng họ hiểu nhau và thông cảm cho nhau sâu sắc. Giữa lúc đó, có một người thứ ba xuất hiện. Đó là Tiết Bảo Thoa, đôi bạn con dì với Bảo Ngọc, cũng đến Giả phủ ở nhờ. Nàng dường như đối nghịch với Đại Ngọc, xinh đẹp đầy đặn như trăng rằm, cao sang, quý phái, lại nền nã đức hạnh theo đúng những khuôn thước phong kiến. Bảo Ngọc nhiều lúc cũng rung động trước Bảo Thoa nhưng nhận ra nàng chỉ luôn muốn hướng cậu theo con đường công danh lập thân mà cậu chán ghét nên dần dần trái tim Bảo Ngọc dành hẳn cho Đại Ngọc, người duy nhất hiểu Bảo Ngọc và không khuyên cậu đi thi đỗ đạt làm quan. Nhưng nhà họ Giả coi đó là tai họa nên mong muốn Bảo Ngọc thành thân với Bảo Thoa. Phượng Thư, chị dâu của Bảo Ngọc, dùng kế "tráo giường đổi cột" để lừa Bảo Ngọc cưới Bảo Thoa. Trong thời gian chuẩn bị lễ cưới, Giả mẫu ra lệnh cho tất cả mọi người giữ bí mật với Đại Ngọc và Bảo Ngọc, hy vọng rằng khi sóng gió qua đi, đôi tình nhân sẽ đành chấp nhận vận mệnh. Thế nhưng vào giờ phút sinh tử khi đám cưới sắp diễn ra, chính Con Ngốc lại vô tình cho Đại Ngọc biết tin động trời này. Vốn tưởng mình sẽ được kết hôn cùng Bảo Ngọc, Đại Ngọc đã bị cú sốc làm ngã quỵ. Đại Ngọc ngây thơ, đẹp đến lạ, nàng đau khổ tuyệt vọng mà mang nên tâm bệnh. Chỉ có Lý Hoàn đến bầu bạn cùng Đại Ngọc khi nàng sắp lìa đời. Nàng đã xé khăn đốt thơ để dứt tình và cũng như hoa phù dung ra đi đầy ấm ức, ai oán trong lúc cả nhà mừng đám cưới Bảo Ngọc. Đại Ngọc chết khi vừa 24 tuổi, khi tuổi xuân còn chưa kịp phai màu. Chết trong xác pháo mừng Bảo Ngọc tân hôn. Nàng chết, ôm cả mối tình đau đớn khôn nguôi xuống tuyền đài. Ngoài trời chỉ có gió lay cành trúc, trăng xế đầu tường, cảnh tượng thê lương ảm đạm. Bảo Ngọc sau đó cũng chán đời đi tu.

Tuy nhiên, theo nhà Hồng học Chu Nhữ Xương thì kết cục này của Cao Ngạc không phù hợp với nguyên ý của Tào Tuyết Cần. Theo như Chu Nhữ Xương khảo chứng thì Đại Ngọc sau khi trả hết nước mắt cho Bảo Ngọc thì bị Triệu di nươngGiả Hoàn phỉ báng, uất ức trầm mình xuống hồ tự vẫn.

Số phận

Trong tiểu thuyết có nhiều chi tiết ám chỉ trước về số phận bạc mệnh của các nhân vật, như các bài thơ, câu đối, câu đố, nhà ở, bút danh....

Huyền cơ ở Thái hư cảnh ảo

Hồi thứ 5:Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê; Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc

Kim Lăng thập nhị thoa chính sách đề vịnh chi nhất

正冊題詠之一可嘆停機德,堪憐詠絮才。玉帶林中掛,金簪雪裏埋。Chính sách đề vịnh chi nhấtKhả thán đình cơ đứcKham liên vịnh nhứ tàiNgọc đới lâm trung quảiKim trâm tuyết lý maiĐề cuốn sách chính bài 1 (Người dịch: nhóm Vũ Bội Hoàng)Than ôi có đức dừng thoi,Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.Ai treo đai ngọc giữa rừng,Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày ?

Hồng lâu mộng thập tứ khúc:

枉凝眉一個是閬苑仙葩,一個是美玉無瑕。若說沒奇緣,今生偏又遇着他;若說有奇緣,如何心事終須化!一個枉自嗟呀,一個空勞牽掛。一個是水中月,一個是鏡中花。想眼中能有多少淚珠兒,怎經得秋流到冬盡春流到夏。Uổng ngưng myNhất cá thị lãng uyển tiên ba,Nhất cá thị mỹ ngọc vô hà.Nhược thuyết một kỳ duyên,Kim sinh thiên hựu ngộ trước tha;Nhược thuyết hữu kỳ duyên,Như hà tâm sự chung hư thoại?Nhất cá uổng tự ta nha,Nhất cá không lao khiên quải.Nhất cá thị thuỷ trung nguyệt,Nhất cá thị cảnh trung hoa.Tưởng nhãn trung năng hữu đa thiểu lệ châu nhi,Chẩm cấm đắc thu lưu đáo đông xuân lưu đáo hạ.Hoài công biết nhauMột bên hoa nở vườn tiên,Một bên ngọc đẹp không hoen ố màu.Bảo rằng chả có duyên đâu,Thì sao lại được gặp nhau kiếp này?Bảo rằng sẵn có duyên may,Thì sao lại đổi thay lời nguyền?Một bên ngầm ngấm than phiền,Một bên đeo đẳng hão huyền uổng công.Một bên trăng dọi trên sông,Một bên hoa nở bóng lồng trong gương,Mắt này có mấy giọt sương,Mà dòng chảy suốt năm trường, được chăng?

Các chi tiết khác

  • Khi mới gặp, Bảo Ngọc đã đặt cho Đại Ngọc tên chữ là Tần Tần

Bảo Ngọc cười nói: - Anh đặt tên cho em là Tần Tần nhé, hai chữ đó rất hay. Thám Xuân hỏi:- Hai chữ ấy xuất xứ ở đâu? Bảo Ngọc nói: - Cổ kim nhân vật khảo có câu: Phương tây có thứ đá tên là đại, có thể dùng để kẻ lông mày. Huống chi cô em đầu lông mày nhìn như cau lại, đặt cho cái tên ấy chẳng đẹp lắm sao.

  • Trong Đại Quan viên, Đại Ngọc sống ở Tiêu tương quán, một chốn bạt ngàn những cây trúc vằn đốm tím như những hạt nước mắt nhỏ vào.

Giả Chính nghe xong gật đầu mỉm cười. Mọi người lại khen ngợi một hồi. Ra khỏi đình, sang qua ao, từ một ngọn núi, một hòn đá, một bông hoa, một gốc cây chỗ nào họ cũng để ý ngắm nghía. Chợt ngẩng đầu lên thấy trước mặt một dãy tường trắng, mấy ngôi nhà con xinh xắn, thấp thoáng trong đám hàng nghìn khóm trúc xanh. Mọi người đều nói: "Chỗ này nhã thật!" Rồi cùng đi vào. Bước vào cửa là một dãy hành lang quanh co. Nước đượm mùi thơm.Dưới thềm có con đường đá. Mặt trước ba gian nhà nhỏ, sạch sẽ, cửa khép, cửa mở. Trong nhà kê bàn ghế giường chiếu ngay ngắn gọn gàng. Từ phía trong có cửa con đi ra sân sau. Có mấy cây lê cao lớn, mấy cụm chuối um tùm. Lùi về phía sau, lại có vài gian nhà nhỏ. Chân tường có một dòng suối rộng chừng một thước quanh co theo thềm đến dãy nhà đằng trước, rồi từ trong những khóm trúc róc rách chảy ra.

Khu vườn trúc của Đại Ngọc được tác giả mô phỏng theo nơi ở của Trúc lâm thất hiền. Đó là bảy người tài đời Tấn gồm Nguyễn Tịch, Kê Khang,.. chán công danh bỏ lên rừng trúc ở, uống rượu ngâm thơ, tiêu dao tháng ngày. Đại Ngọc ưa tĩnh mịch, lánh xa sự đời, ghét công danh, hoàn toàn giống với triết lý sống của Trúc lâm thất hiền.

Trong Tiêu Tương quán không chỉ có trúc mà còn có lê và chuối. Hoa lê là thứ hoa diễm lệ nhưng cũng yếu đuối bậc nhất. Hình ảnh hoa lê đẫm nước mưa đã được bất tử hóa trong văn học nhờ tác phẩm Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị: "Ngọc dung tịch mịch lệ lan can. Lê hoa nhất chi xuân đới vũ" (Lệ dàn mặt ngọc lưa thưa. Cành lê hoa trĩu giọt mưa xuân đằm. – Tản Đà dịch). Hoa lê là biểu tượng của mỹ nhân sầu bi, Đại Ngọc lại rút được thẻ hoa "sương gió buồn tênh," thật không thể hợp hơn. Chuối (ba tiêu) là loài cây kín đáo, thanh đạm. Cây chuối ám chỉ những tâm sự giấu kín của thiếu nữ, bởi lá chuối xanh ngọc cuốn lại như phong thư. Có thể tham khảo bài thơ Vị triển ba tiêu (Cây chuối non) của Tiền Hử: "Nhất giam thư tráp tàng hà sự. Hội bị đông phong ám sách khan" (Như phong thư có ẩn tàng. Gió đông lần mở đàng hoàng cho xem).

Có thể nói ba loài thực vật trúc, lê, chuối đã góp phần vẽ lên hai bức tranh: bức tranh phong cảnh hữu tình nơi Đại Ngọc ở và bức tranh lãng mạn của tâm hồn nàng.

Đại Ngọc có sự thấu cảm sâu sắc với hoa cỏ, thậm chí đồng nhất bản thân với chúng. Ai có thể quên được hình ảnh Đại Ngọc chôn hoa, khóc hoa, làm bài thơ Táng hoa từ? Kết thúc bài thơ là hai câu: "Hồng nhan thấm thoắt xuân qua. Hoa tàn người vắng ai mà biết ai!" Khi giận buồn Bảo Ngọc ở chương 28, nàng ví mình với "cỏ rác" không dám so cùng "vàng ngọc" của ai kia. Ngắm hoa lan, nàng lại nghĩ vẩn vơ: "Cỏ cây đang lúc mùa xuân hoa tươi lá tốt, nghĩ mình tuổi trẻ mà đã giống như vóc bồ liễu ba thu, nếu được như nguyện hoặc giả dần dần tươi tốt, nếu không thì chẳng khác gì hoa liễu lúc xuân tàn, chịu sao nổi mưa dồn gió dập." Nguyên nhân bệnh tật của nàng được chẩn đoán là do: "Mộc khí không tiết ra được, thế nào cũng lấn tỳ thổ, vì thế mà ăn không biết ngon, thậm chí thắng cái không thể thắng; phế kim nhất định bị thương."

  • Khi mở thi xã, biệt hiệu của Đại Ngọc là Tiêu tương phi tử

Ngày trước Nga Hoàng và Nữ Anh khóc nhiều, nước mắt nhỏ vào cây trúc, thành ra vằn khúc, nên người đời sau đặt tên là: "Tương Phi trúc"; bây giờ cô ấy ở quán Tiêu Tương, tính lại hay khóc, chắc sau này những cây trúc ở đó sẽ biến thành cây trúc có vằn cả. Từ giờ chúng ta gọi cô ấy là Tiêu tương phi tử mới đúng. Mọi người nghe nói, đều vỗ tay khen hay. Đại Ngọc ngồi cúi đầu, không nói câu gì.

  • Hồi 63 của Hồng Lâu Mộng: Viện Di Hồng chị em mở tiệc; Nuốt kim đan, Giả Kính chết oan, khi rút thẻ hoa Đại Ngọc rút được thẻ hoa Thủy phù dung (hoa sen)

Hương Lăng lại gieo được sáu điểm, tính đến lượt Đại Ngọc. Đại Ngọc nghĩ thầm: "Không biết còn thẻ gì hay nữa!" Rồi rút được một thẻ vẽ một cành hoa phù dung, có đề bốn chữ "sương gió buồn tênh". Mặt sau có một câu thơ cổ: "Thương mình nào dám giận gì gió đông". Lại chua thêm "Tự uống một chén, hoa mẫu đơn uống tiếp một chén".

Thủy phù dung là loài hoa cao quý có thể sánh với mẫu đơn Tiết Bảo Thoa, đồng thời lại là loài hoa sớm nở tối tàn, mong manh bạc phận. Người sao hoa vậy, Đại Ngọc sau này lìa đời khi đang ở tuổi hoa đẹp nhất.

Khi Bảo Ngọc lên thăm Thái hư ảo cảnh lần thứ hai, nữ thần cai quản hoa phù dung chính là Tiêu Tương phi tử – cùng tên với Đại Ngọc khi còn sống. Đây chính là hậu kiếp của Đại Ngọc.

A hoàn

  • Tử Quyên: nguyên tên là Anh Ca, a hoàn hạng hai của Giả mẫu. Sau khi Đại Ngọc đến phủ Vinh, Giả mẫu thấy a hoàn Đại Ngọc mang theo từ Cô Tô là Tuyết Nhạn còn quá nhỏ mà vú nuôi lại quá già nên phái Tử Quyên sang hầu Đại Ngọc.
  • Tuyết Nhạn: tiểu a hoàn do Đại Ngọc mang theo từ Cô Tô.
  • Xuân Tiêm: tiểu a hoàn.
  • Ngẫu Quan: con hát.

Liên quan